Các thành phần chính trong hệ thống thủy lực trên máy công nghiệp

Trong hệ thống thủy lực, các thành phần chính cấu thành nên hệ thống thủy lực gồm các thành phần như : Bể chứa dầu thủy lực, van điều khiển các loại, đường ống dẫn dầu, bơm thủy lực, ....

1. Bể chứa dầu

Bể chứa dầu thủy lực mục đích để chứa môi chất làm việc của hệ thống thủy lực, nơi giải phóng áp lực cho hệ thống. Có tác dụng làm mát, giải nhiệt cho toàn hệ thống thủy lực. Trong quá trình làm việc, bể chứa còn có tác dụng lắng cặn các chất rắn lẫn trong dầu thủy lực và có mặt thoáng để bay một phần hơi nước hòa tan dầu thủy lực trong quá trình làm việc bị xâm thực.
Kết cấu cơ bản của thùng chứa dầu thủy lực

2. Bơm thủy lực

Bơm thủy lực có tác dụng truyền lực cơ học thành năng lượng thủy lực. Điều này được thực hiện bằng chất lỏng thủy lực có áp lực di chuyển trong hệ thống. Có nhiều loại bơm thủy lực : Bơm cánh gạt, bơm piston, ... Tất cả các loại bơm được phân nhóm khác nhau nhằm phục vụ một mục đích nhất định cho hệ thống thủy lực. Tất cả các bơm thủy lực đều hoạt động dựa trên một nguyên lý là dùng chất lỏng để tạo áp lực thủy lực chống lại khả năng chịu tải hay áp lực.
Các loại bơm và mô tơ thủy lực

3. Van thủy lực

Van thủy lực được sử dụng trong hệ thống để điều khiển sự bắt đầu hay kết thúc hoặc lái dòng chảy. Van thủy lực được hoạt động trượt hoặc quay và có thể được dẫn động bằng tay, bằng thủy lực, bằng khí nén, bằng điện ....
Van thủy lực điều khiển bằng điện

4. Thiết bị truyền đông.

Cơ cấu chấp hành của hệ thống thủy lực được hoạt động dựa trên định luật Pascal. Đây là nơi mà năng lượng thủy lực (áp lực) chuyển đổi thành cơ năng. Các thiết bị truyền động có thể là : Xi lanh thủy lực (chuyển động tịnh tiến), Motor thủy lực (chuyển động quay) ...
Mẫu xi lanh thủy lực quen thuộc và cơ bản, sử dụng trong chuyển động tịnh tiến


Các thành phần thủy lực trong hệ thống đều được tính toán cụ thể theo tính năng, chức năng làm việc của từng bộ công tác.

Đăng nhận xét